Vòng đời phát triển của ký sinh trùng sốt rét: Tế
bào mẹ giao tử vỡ ra từ hồng cầu bệnh→ giao tử đực và cái→kết hợp→thụ tinh→hợp
tử→phân bào giảm nhiễm→kén hợp tử→muỗi→gan người→tế bào gan→hồng c
II-Vòng đời và đường lây nhiễm bệnh sán lá gan lớn.
Sán trưởng thành ký sinh ở ống mật chủ và đường mật trong gan người,
gia súc. Trứng xuống ruột theo phân ra ngoài. Trong nước, trứng nở ra
trùng lông rồi xâm nhập vào một số loài ốc; khi phát triển thành ấu
trùng đuôi di động thì rời khỏi ốc.
Click this bar to view the full image.
Fasciola gigantica, Fasciola hepatica có trong cá nước lợ, và chủ yếu
hơn là trong các loại rau sống trong nước (cải xoong, ngổ, rau om, rau
cần, ngó sen, rau nhúp v.v…). Ăn gỏi cá, rau sống làm cho dạng nang ấu
trùng (metacercaria) xâm nhập vào dạ dày ruột, rồi tự lột lớp vỏ, xuyên
qua màng ruột, theo máu vào gan, phát triển trong tế bào gan, rồi sau
đó định hình ở ống mật.
Sau khoảng 2- 3 tháng sẽ phát sinh triệu chứng: sốt, run lạnh, đau vùng
bụng, vùng gan (hông phải). Nếu không điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn
mạn tính. Lúc này người bệnh có biểu hiện mệt, chán ăn, buồn nôn, xuất
huyết đường tiêu hóa, thiếu máu, đau khớp, đau cơ, ho, có thể tràn dịch
màng phổi. Đồng thời sẽ tạo ra những ổ áp-xe nhỏ, rồi những ổ áp-xe
lớn, phá tổ chức gan, dẫn đến xơ gan, gây xơ cứng đường mật, tắc mật,
vàng da.
Trứng F. hepatica có nắp (operculum)
Trứng sán có trong đường mật của vật chủ chính. Sau đó trứng được đào
thải ra ngoài theo phân dưới dạng trứng chưa trưởng thành. Ở bên ngoài,
trứng chưa trưởng thành cần phải có môi trường nước để tiếp tục phát
triển và hoàn thiện chu kỳ. Trong môi trường nước, trứng sán tiếp tục
phát triển thành phôi, sau đó tự giải phóng ra ngoài dưới dạng ấu trùng
lông (miracidium=trong điều kiện thời tiết mùa hè thích hợp thời gian
này mất khoảng 2 tuần). Trùng lông di chuyển trong nước, tìm đến và xâm
nhập vào vật chủ trung gian thích hợp là các loài ốc nước ngọt Lymnaea
truncatula. Ở trong ốc, ấu trùng lông phát triển qua các giai đoạn
thành bào ấu trùng (sporocysts) và ấu trùng (cercariae). Để tiếp tục
chu kỳ các ấu trùng của sán lá gan lớn rời khỏi ốc bám vào bề mặt của
các cây thủy sinh như các loại rau, cỏ... Ấu trùng có ở bề mặt của các
cây thủy sinh là giai đoạn có khả năng gây bệnh của sán lá gan lớn. Lúc
này các loại động vật ăn cỏ ăn phải cỏ có chứa ấu trùng hoặc người
không may ăn phải các loại rau, củ thủy sinh có chứa ấu trùng thì sẽ
mắc bệnh sán lá gan lớn.
Ốc nước ngọt Lymnaea truncatula
Điểm khác biệt của sán lá gan lớn so với sán lá gan nhỏ hay một số loại
sán lá khác là có thể gây bệnh ngay sau khi thoát ra khỏi vật chủ trung
gian thứ nhất là ốc chứ không đòi hỏi phải có vật chủ trung gian thứ
hai.
Sau khi xâm nhập qua đường miệng, ấu trùng tới ruột non và thoát vỏ. Từ
đây ấu trùng xâm nhập vào các khoang của cơ thể bằng cách xuyên qua
thành ruột và nhập vào đường mật bằng cách xuyên qua nhu mô gan. Đôi
khi ấu trùng tới gan bằng đường máu hoặc đường bạch huyết ở thành ruột.
Ngoài gan và đường mật, ấu trùng sán lá gan lớn còn có thể xâm nhập vào
phổi, tử cung, hoặc một số tổ chức liên kết. Khi đã tới được các cơ
quan hay tổ chức, ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành gây
bệnh, đẻ trứng để bắt đầu chu kỳ tiếp theo.
Click this bar to view the full image.
Hình thể, vòng đời và đường lây nhiễm của sán lá gan lớn (Fasciola hepatica).
Nếu vật chủ thích hợp, chúng có thể tồn tại ở người từ 9 - 13,5 năm.
Ấu trùng xuyên qua thành ruột non và xuyên qua phúc mạc xâm nhập bao
gan rồi di chuyển dần đến ống gan lớn. Bệnh tiến triển theo hai giai
đoạn:
Giai đoạn gan (xâm nhập):
Các triệu chứng xuất hiện khoảng 6-12 tuần sau khi ăn phải các ấu trùng
nang (metacercariae) và kéo dài 2-4 tháng. Trong giai đoạn này, một số
lượng lớn ấu trùng di chuyển qua thành ruột, qua khoang phúc mạc, bao
gan. Các triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng, sốt cơn, sút cân, nổi mề
đay, ho, khó thở, đau ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn và buồn nôn. Có
khi đau khắp bụng nhưng thường khu trú ở vùng hạ sườn phải.
Giai đoạn mật (trưởng thành):
Có thể kéo dài nhiều năm, do F.hepatica có xu hướng di chuyển đến lòng
ống mật chủ và phát triển thành sán trưởng thành ở đó. Trứng xuất hiện
trong phân sau giai đoạn tiền lâm sàng khoảng 3-4 tháng. Khi xuất hiện
tổn thương ở vị trí này thì giai đoạn phá hủy gan kết thúc. Các triệu
chứng như sốt, chán ăn và đau bụng có thể hết, bệnh nhân chuyển sang
giai đoạn không triệu chứng. Tăng bạch cầu ưa axit (eosinophils) là một
dấu hiệu thường gặp. Nhiều bệnh nhân có biến chứng bán tắc mật cùng với
đau từng cơn vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, có biểu hiện của viêm
đường mật cấp: sốt, vàng da, đau bụng...
Khi xâm nhập vào gan, sán lá gan lớn gây nên các tổn thương ở gan rất
nặng nề mà hậu quả là chảy máu và hình thành sẹo. Sau khi sán đã xâm
nhập vào đường mật, cùng với các tổn thương cơ học, các độc tố sẽ làm
cho thành ống mật dày lên, đường mật giãn, tổ chức gan tổn thương thoái
hóa, cuối cùng dẫn đến xơ gan.
Ở giai đoạn sớm và trong trường hợp số lượng sán trong đường mật chưa
nhiều, các biểu hiện của bệnh sán lá gan lớn thường ít được chú ý. Có
thể gặp đau vùng thượng vị, sốt, nôn, tiêu chảy, ngứa. Người bệnh có
thể có các triệu chứng này kéo dài trong vài tháng. Giai đoạn sau là
các biểu hiện của tình trạng viêm túi mật hoặc áp-xe gan. Xét nghiệm
máu lúc này thường có hình ảnh của một tình trạng nhiễm khuẩn với tăng
eosinophils.
Nhưng nếu người chưa là vật chủ thích hợp, sán non còn di chuyển xuống
đại tràng, ra thành ngực, đến tuyến vú hoặc xuyên thủng da chui ra khớp
gối. Thế giới cũng đã từng ghi nhận những trường hợp sán chui cả xuống
buồng trứng, tinh hoàn, màng phổi...
Sau khoảng 6 - 12 tuần khi sán lá gan lớn xâm nhập, người bệnh có biểu
hiện hay gặp nhất là: đau bụng, sốt cơn, sút cân, nổi mề đay, ho, khó
thở, đau ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn và buồn nôn. Có khi đau khắp
bụng nhưng thường khu trú ở vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị nên
dễ nhầm với các bệnh về gan mật hoặc dạ dày. Khi sán lá gan lớn đã khu
trú lâu trong cơ thể, gây áp xe có mủ, hủy hoại dần bộ phận gan. Bệnh
có thể dẫn đến tử vong do vỡ bao gan, xuất huyết hoặc sốc nhiễm trùng
vì viêm phúc mạc…